[Vay Tiền Online Khi Nợ Xấu] 5 Dấu Hiệu Bạn BỊ LỪA

Đây là 1 thủ đoạn rất tinh vi mà các hình thức lừa đảo online hay áp dụng để lừa được 1 số tiền lớn và rất lớn. Họ chia nhau ra 2-3 người để chia ra phụ trách đóng giả các bộ phận như : thẩm định viên, nhân viên tư vấn thủ tục giải ngân, admin, nhân viên phòng giao dịch ngân hàng…

Ngày đăng: 24-09-2020

1,379 lượt xem

Khi bạn tự mình tìm hiểu các gói vay online qua facebook, zalo hay google tìm kiếm có thể bạn có thể gặp rất nhiều những tin quảng cáo mướt mượt cam kết cho vay với mức lãi xuất thấp mà điều kiện vay lại vô cùng dễ dàng. Chính vì lẽ đó cả NGÀN người đã bị rơi vào những cạm bẫy trên mạng này mà mất nhiều triệu đồng trong lúc khó khăn như thế này.

Dưới đây là 5 dấu hiệu Bạn sắp bị lừa bởi các dịch vụ vay online:

1.Người tư vấn không có nick mạng xã hội thật và đáng tin.

2.Bạn đã được giải ngân, nhưng chỉ còn 1 bước nữa…

3.Nợ xấu có thể xóa được.

4.Phí bảo hiểm khoản vay.

5.Nhiều “Bộ Phận” gọi cho bạn

1. Người Tư Vấn Không Có Danh Tính

 

 

   Bạn thường thấy avatar của họ có thể là những dòng chữ quảng cáo “ Vay tiêu dùng” “Vay vốn hcm” hay chung chung như “Vay tiền nhanh” chứ không phải khuôn mặt mọi người thường up lên.

   Trường hợp 2 nếu có mặt thật đi nữa, bạn có thể dễ dàng nhận thấy nick zalo này hay nick facebook này trên dòng thời gian cũng toàn là tin quảng cáo, không có những hoạt động như 1 người bình thường ( đi cà phê, đi du lịch, đi làm, status tâm sự…) và kéo dài “dòng thời gian” trên nick cá nhân họ cũng không quá dài, chỉ khoảng 1-2 tháng là cao, bạn bè trên facebook cũng ít, chỉ <300. Hình ảnh up lên cũng ít và không bao giờ thấy bạn bè của họ vào tường của họ để bình luận 1 điều gì đó.

Tất cả những điều trên đều là dấu hiệu cho việc họ đang sử dụng nick “ảo” nếu có ảnh, cũng không phải ảnh của chính họ, mà của 1 ai đó để khi bị bóc phốt không ảnh hưởng tới cá nhân họ. Người vay cần thực sự tỉnh táo.

 

2. Bạn Đã Được Giải Ngân Chỉ Còn 1 Bước Nữa

 

Thường họ sẽ thông báo với bạn là bạn được giải ngân khoản vay tương đối lớn, để khiến bạn nổi long tham. Tuy nhiên bạn cần phải nộp thêm 1 khoản chi phí dịch vụ hoặc phí bảo hiểm, thì sẽ hoàn tất. Có thể bạn cần ứng 30-50% phí dịch vụ rồi sau khi nhận tiền sẽ trừ nốt số tiền còn lại.

  Nhiều trường hợp còn tinh vi đến mức họ có thẻ làm 1 bức ảnh giả để gửi cho bạn, khiến bạn tin đã được giải ngân. Hoặc để cho 1 người khác nữa gọi cho bạn và thông báo đàng hoàng.

  Tất cả chỉ là giả. Bạn cần phải kiểm tra xác thực được thông tin trên thông qua 1 hệ thống khách quan, ví dụ bạn check chéo từ nhân viên tín dụng khác, hoặc chính ngân hàng bạn đang đề xuất vay. Không nên họ nói gì tin nấy.

 

3. Xóa Nợ Xấu

   

Như rất là nhiều video trước Thái từng chia sẻ, rất nhiều tổ chức hiện nay còn thu tiền phí xóa nợ xấu của khách hàng. Có thể họ còn kiểm tra chụp được ảnh kết quả CIC nợ xấu của bạn chi tiết để khiến bạn tin tưởng.

   Hoặc cũng có thể họ còn chụp ảnh màn hình tin nhắn họ nhắn tin với người khác những kết quả đã thành công nhằm tạo sự tin tưởng với bạn.

   Nhưng hãy nhớ điều này: NỢ XẤU KHÔNG BAO GIỜ XÓA ĐƯỢC trừ khi bạn đã trả hết khoản nợ đó sau 5 năm rồi.

 

4. Nhiều “Bộ Phận” Gọi Điện Tác Động

 

 

   Đây là 1 thủ đoạn rất tinh vi mà các hình thức lừa đảo online hay áp dụng để lừa được 1 số tiền lớn và rất lớn. Họ chia nhau ra 2-3 người để chia ra phụ trách đóng giả các bộ phận như : thẩm định viên, nhân viên tư vấn thủ tục giải ngân, admin, nhân viên phòng giao dịch ngân hàng…

   Giả sử như thế này : 1 người tư vấn hồ sơ cho bạn nói rằng bạn được giải ngân 100 triệu rồi, 1 thẩm định trước đó cũng gọi điện và hỏi 1 số thông tin, 1 nhân viên phòng giao dịch ngân hàng gọi điện và thông báo khoản giải ngân của bạn đã về tới ngân hàng => chỉ cần đóng tiền bảo hiểm khoản vay là nhận mã OTP ra ngân hàng nào cũng rút được tiền.

 

5. Phí Bảo Hiểm Khoản Vay

 

 

 

   Đơn giản thì như thế này, bảo hiểm khoản vay không bao giờ đóng trước khi giải ngân cả, đặc biệt với những hình thức vay online, không gặp mặt trực tiếp, mà sẽ cộng vào khoản vay thực nhận.

   Ví dụ bạn muốn vay 30 triệu thì thực nhận 30 triệu nhưng khoản vay sẽ là 32,5 triệu trên giấy tờ , 2,5 triệu là tiền bảo hiểm khoản vay. Như vậy bạn không cần bỏ tiền mặt ra nữa.

 

 

Xin chào bạn, Tôi là Thái đây !

Bên trên là những chia sẻ của Thái dựa vào kinh nghiệm làm nhân viên tư vấn tín dụng cho các công ty tài chính như Fecredit , Vpbank, Prudential 5 năm qua.

Bên dưới là những thông tin hữu ích khác có thể bạn quan tâm

Bài Viết Nổi Bật :

Danh sách 14 Ngân hàng hỗ trợ người nợ xấu,

Top 10 App cho vay online cho người nợ xấu

- Nợ xấu đổi sang thẻ căn cước và vay được tiền ? 

  

 
Lotte Finance Doctor Đồng Vietcredit
Fe-Credit Shinhan  Finance AVAY 

 

Quay về Trang chủ

Đừng quên theo dõi  Youtube: Vay Vốn An Thái