Bảo Hiểm Khoản Vay - Bí Mật Không Tổ Chức Nào Nói Cho Bạn Biết

Tại sao tôi được giải ngân 50.000.000 vnđ mà trên hợp đồng kí kết lại ghi 52.500.000 vnđ. Nào! Thái chia sẻ với anh chị về thắc mắc này nhé

Ngày đăng: 20-12-2018

12,418 lượt xem

BẢO HIỂM KHOẢN VAY - BÍ MẬT KHÔNG PHẢI TỔ CHỨC TÍN DỤNG NÀO NÓI CHO BẠN BIẾT

 

   Xin chào anh chị và các bạn, em là Thái đây!

 

   Đầu tiên, Thái xin chia sẻ với anh chị và các bạn về phí bảo hiểm khoản vay.

 

   Phí bảo hiểm khoản vay ở đây là cái đầu tiên rất ít nhân viên tín dụng nói cho khách hàng biết là phí khoản vay của khách hàng phải trả là bao nhiêu. Thông thường phí bảo hiểm tầm 5% - 5,5%, đa phần khách hàng không thích về số tiền này và quyết định không vay nữa.

 

   Thực tế ra, Thái phải nói cho anh chị luôn đó là đa phần các công ty tài chính bây giờ khi anh chị đi vay tiền đều phải đóng phí bảo hiểm khoản vay trừ khi những đơn vị nay ngoài.

 

    Ví dụ (cầm đố, thế chấp tài sản) thì có thể là không phải đóng. Còn các bên như FE, HOME, OCB, MC đều bắt buộc.

 

   

 

   Trong đó Thái được biết của MB Bank thì bắt buộc là 100%, Fe Credit thì 90% là đóng, còn lại thì nhân viên được phép bỏ phần phải đóng phí bảo hiểm trong giấy đề nghị vay vốn.

 

   Tại sao nhân viên lại không muốn khách bỏ bảo hiểm khoản vay? Không phải vì nhân viên đó tham tiền hoa hồng bán bảo hiểm đâu ạ.

 

   Đó chỉ là một phần nhỏ thôi, phần lớn là ở lãnh đạo trên giao xuống là một tháng chỉ được bao nhiêu khách hang bỏ bảo hiểm khoản vay thôi, chứ hầu như là bắt buộc.

 

   Điều này giúp ích gì cho anh chị?

 

   Khi anh chị đã biết là bảo hiểm khoản vay đa phần là có trong hợp đồng của mình, dao động từ 3%-5,5%, tương tương là khi anh chị vay 50.000.000 vnđ thì 5% đã là 2.500.000 vnđ rồi ạ. Anh chị có thể bỏ bảo hiểm khoản vay đi cũng được, tiết kiệm được 1 khoản tiền.

 

   Tất nhiên, theo Thái khuyên anh chị là anh chị lên chia sẻ thật với nhân viên tín dụng luôn là bỏ bảo hiểm, khi được sẽ bồi dưỡng cho nhân viên 500.000 vnđ uống nước. Vì thật ra bảo hiểm khoản vay không phát huy tác dụng gì về mặt lợi ích của anh chị cả.

 

   Còn đối với nhưng đơn vị bắt buộc có bảo hiểm rồi thì anh chị cần phải xác định là: có vay hay không? Tính luôn bảo hiểm vào số tiền trả hàng tháng để chi trả.

 

   Cảm ơn anh chị đã theo dõi bài viết của Thái.

   Chúc anh chị tìm được khoản vay phù hợp.

 

 

Xin chào bạn, Tôi là Thái đây !

Bên trên là những chia sẻ của Thái dựa vào kinh nghiệm làm nhân viên tư vấn tín dụng cho các công ty tài chính như Fecredit , Vpbank, Prudential 5 năm qua.

Bên dưới là những thông tin hữu ích khác có thể bạn quan tâm

Bài Viết Nổi Bật :

Danh sách 14 Ngân hàng hỗ trợ người nợ xấu,

Top 10 App cho vay online cho người nợ xấu

- Nợ xấu đổi sang thẻ căn cước và vay được tiền ? 

  

 
Lotte Finance Doctor Đồng Vietcredit
Fe-Credit Shinhan  Finance AVAY 

 

Quay về Trang chủ

Đừng quên theo dõi  Youtube: Vay Vốn An Thái