3 Dấu Hiệu Scash Lừa Đảo ? Vay Scash Không Trả Có Nợ Xấu ? Scash Đòi Nợ Như Thế Nào ?

Scash liệu có phải là tổ chức tín dụng online lừa đảo ??? Những dấu hiệu nhận biết tín dụng online lừa đảo ??? Mời anh chị theo dõi bài viết của Thái

Ngày đăng: 23-12-2020

1,545 lượt xem

   Tìm kiếm một App tín dụng online vay tiền hiện nay quá dễ dàng, nhưng không phải App nào cũng uy tín. Rất nhiều các hình thức lừa đảo cho vay tiền, ẩn mình dưới dạng các App, webside để lừa khách hàng cần vay gấp, thiếu hiểu biết. Vậy Scash có lừa đảo, dấu hiệu lừa đảo như nào ? Hãy theo dõi bài viết của Thái để trả lời câu hỏi nhé.

 

   I. 3 Dấu Hiệu Scash Lừa Đảo ?

 

 

   Là một khách hàng thông thái, trước khi vay tiền hay làm bất kì việc gì anh chị hãy cố gắng tìm hiểu thông tin một cách đầy đủ, mà quan trọng, thông tin đó phải xuất phát từ nguồn tin đáng tin cậy, chính xác tuyệt đối.

 

   Để trả lời câu hỏi dấu hiệu Scash lừa đảo là gì? thì Thái xin cung cấp tới cho anh chị biết một số thông tin về Scash để anh chị so sánh, nhận xét.

 

   Thông tin công ty:

   Công ty TNHH Speedy Cash Technology Việt Nam

   Địa chỉ : 4/8 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội

   Hỗ trợ vay toàn quốc chỉ bằng chứng minh thư nhân dân.

   Khoản vay 500.000-7.000.000 triệu

 

   Nói đến đây, chắc anh chị cũng đã nắm rõ được thông tin cơ bản của Scash. Tất nhiên, không một đơn vị tổ chức nào lừa đảo mà thành lập được công ty, được hoạt động và có trụ sở rõ ràng.

 

   Vậy dấu hiệu vay online lừa đảo anh chị vẫn cần phải biết để tránh gặp phải.

 

THỨ 1 Là Về Hình Thức Đơn Vị Online Quảng Bá, Quảng Cáo Về Họ.

 

   Tất cả các đơn vị vay online uy tín họ sẽ có trang webside, App riêng, ở đó sẽ hiển thị đầy đủ nội dung về thông tin công ty, khoản vay, lãi suất. Hoặc là các đơn vị là đơn vị trung gian cho các ngân hàng, công ty tài chính, các cửa hàng điện máy.

 

   Anh chị tránh các lời mời vay tiền qua tin nhắn bằng số điện thoại cá nhân, các cuộc điện thoại không rõ danh dính, áp phích quảng cáo được treo dán ở đường, ngõ, xóm.

 

THỨ 2 Về Thủ Tục Vay

 

   Những hình thức lừa đảo thường có những lời quảng cáo vay tiền khá dễ dàng, lãi suất thấp để thu hút. Nhưng thực chất, khi khách hàng đã nhận được tiền thì họ sẽ thay đổi, có thể bằng hình thức trả góp theo ngày với lãi suất cắt cổ. Nếu khách không đồng ý sẽ bị đe dọa, khủng bố tinh thần.

 

THỨ 3 Là Về Vấy Cắp Thông Tin Khách Hàng.

 

    Anh chị tuyệt đối không nhập các thông tin cá nhân, hay đưa bất kì giấy tờ tùy thân nào cho người khác, có rất nhiều người tự nhận mình là nhân viên sale của ngân hàng, yêu cầu khách chuẩn bị giấy tờ, hẹn gặp để làm hồ sơ. Hồ sơ thì không được giải ngân, nhưng sau 1 tháng khách hàng lại thấy ngân hàng gửi giấy thông báo yêu cầu thanh toán nợ.

 

   2. Vay Scash Không Trả Có Nợ Xấu ?

 

   Vay Scash không trả có nợ xấu nhé anh chị, nhưng là nợ xấu của Scash ạ, và nếu sau này anh chị có thanh toán đầy đủ, muốn vay lại Scash thì Thái nghĩ tỉ lệ hồ sơ được duyệt sẽ rất thấp. Đa số hồ sơ sẽ bị từ chối ngay lập tức.

 

   Vậy có bị nợ xấu trên CIC (tín dụng Ngân Hàng Nhà Nước) không? Vì Scash là đơn vị thành lập bởi cá nhân, không trực thuộc ngân hàng lên khách hàng sẽ không bị nợ xấu trên CIC.

 

   Dù thế anh chị cũng phải lưu ý giúp Thái, vay Scash không trả thì chính anh chị sẽ gặp phải nhiều phiền toái rất lớn, rất nhiều khách hàng đã bị stress nặng khi bị bên thu hồi nợ “đòi tiền”

 

   3. Scash Đòi Nợ Như Thế Nào ?

 

   Các cách đòi nợ của Scash khá là phong phú đấy anh chị ạ. Thái không nói đùa đâu, họ có cả hàng trăm cách khác nhau để có thể đòi tiền của khách hàng. Thái xin nêu một vài ví dụ điểm hình để anh chị rõ.

 

   Đầu tiên, đến ngày thanh toán bên thu hồi nợ sẽ nhắn tin, gọi điện nhắc nhở, hẹn ngày giờ khách đóng tiền. Nếu khách quên không đóng hoặc cố tình không đóng thì trong vòng 2-3 tháng, điện thoại của anh chị sẽ bị “khủng bố” liên tục.

 

   Có một vấn đề quan trọng là khi đăng kí vay tiền trên chiếc Smartphone yêu quý của anh chị, tất cả danh bạ, facebook, zalo, GPS... của anh chị đã được Scash truy cập. Cái này là lúc bắt đầu đăng kí vay đã có hiển thị trên App, nhưng hầu hết khách hàng không để ý. Và dĩ nhiên, Scash yêu cầu truy cập là để dành cho lúc khách hàng “bùng” đấy ạ.

 

   Tất cả số trên danh bạ điện thoại của khách hàng sẽ được bên thu nợ hỏi thăm lần lượt. Ảnh, thông tin của anh chị sẽ được rêu rao trên các hội nhóm của mạng xã hội.

 

   Nhiều khách hàng phản hồi lại là họ dùng nhiều lời lẽ, hành động như “xã hội đen” làm ảnh hưởng tới danh dự, cuộc sống, công việc của khách hàng.

 

   Đây là một số cách đòi nợ đối với những khách hàng không trả hoặc cố tình không trả tiền.

 

   Đã vay là phải trả nợ đầy đủ cả gốc và lãi, nếu anh chị thanh toán đúng hạn, đầy đủ thì sẽ không có những trường hợp như trên xảy ra. Và nếu lịch sử tín dụng của anh chị tốt, những lần vay kế tiếp của anh chị với Scash sẽ vô cùng ưu đãi đấy ạ.

 

   Cảm ơn anh chị đã theo dõi bài viết của Thái.

   Chúc anh chị có khoản vay phù hợp.

 

Xin chào bạn, Tôi là Thái đây !

Bên trên là những chia sẻ của Thái dựa vào kinh nghiệm làm nhân viên tư vấn tín dụng cho các công ty tài chính như Fecredit , Vpbank, Prudential 5 năm qua.

Bên dưới là những thông tin hữu ích khác có thể bạn quan tâm

Bài Viết Nổi Bật :

Danh sách 14 Ngân hàng hỗ trợ người nợ xấu,

Top 10 App cho vay online cho người nợ xấu

- Nợ xấu đổi sang thẻ căn cước và vay được tiền ? 

  

 
Lotte Finance Doctor Đồng Vietcredit
Fe-Credit Shinhan  Finance AVAY 

 

Quay về Trang chủ

Đừng quên theo dõi  Youtube: Vay Vốn An Thái